Thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng xâm lấn đất rừng, phá rừng vẫn còn xảy ra tại một số địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp để cải thiện sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng, tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Tác giả: LÊ ANH
Giọng đọc: THU HÀ
Sau khi về nghỉ chế độ ở Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, thầy giáo Lâm Khu, dân tộc Khmer trở về làng quê Bắc Dần, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) sinh sống và luôn gương mẫu, nỗ lực cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương. Đảng viên Lâm Khu (ảnh bên) là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng”
Tác giả: NGUYỄN PHONG
Giọng đọc: HẠNH HOA
Khoảng dăm năm trở lại đây, đền thờ Quỳnh Hoa Thánh Mẫu sau khi được trùng tu tôn tạo khang trang đã thu hút đông đảo khách thập phương về chiêm bái.
Chuyên mục “Tìm trong Di sản”
Tác giả: MINH ĐẠO
Giọng đọc: THU HÀ
Nhảy múa với ma cỏ, nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo riêng có trong các lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô trên mảnh đất Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), vẫn được bảo tồn, duy trì đến ngày nay. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn bởi đồng bào Lô Lô quan niệm đó chính là sợi dây kết nối giữa những người đã khuất với con cháu trên trần gian.
Tác giả: QUỐC ĐẠT - THÁI HÀ
Giọng đọc: HẠNH HOA
Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn là những kho tàng văn hóa phong phú. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay, những cách tiếp cận mới với nguồn di sản văn hóa giàu tiềm năng kinh tế này chắc chắn sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước, đem tới cho họ trải nghiệm thú vị đồng thời kích thích họ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Tác giả: LAM NGHI - ĐẶNG QUANG
Giọng đọc: THU HÀ
Tây Nguyên là địa bàn có các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phong phú và đa dạng. Thời gian qua, bên cạnh các tôn giáo chính thống được Nhà nước công nhận, đã xuất hiện hàng chục hiện tượng tôn giáo mới với nhiều biểu hiện tiêu cực rất đáng lo ngại. Một số tà đạo tìm mọi cách thức, thủ đoạn hòng dụ dỗ, lôi kéo người dân tham gia để rồi họ phải trả giá đắt bằng chính sức khỏe, tiền bạc và những bất an trong cuộc sống của gia đình.
Chuyên đề: Hành trình đoạn tuyệt tà đạo, tìm đến ánh sáng niềm tin - Bài kỳ 2
Tác giả: MAI VĂN BẢO
Giọng đọc: HẠNH HOA
Theo báo cáo hoạt động năm 2022 của UNICEF Việt Nam công bố mới đây, tỷ lệ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em dưới một tuổi đã sụt giảm đáng kể, từ 80% trong những năm trước đó, xuống còn 67% vào tháng 11/2022. Sáu tháng đầu năm 2023, nhiều địa phương trên cả nước cũng cảnh báo tình trạng cạn nguồn vaccine tiêm chủng mở rộng.
Tác giả: NAM NAM
Giọng đọc: THU HÀ
Là người tiên phong xuống núi làm kinh tế từ những năm 80 của thế kỷ trước, ông Ly Khua Dơ ở bản Chua Lú, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã miệt mài lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và góp sức xây dựng bản làng ấm no. Bởi vậy mà, với người dân bản Chua Lú nói riêng, người dân trong xã Pú Nhung nói chung, thì ông Ly Khua Dơ luôn được ví như "ngọn đuốc" dẫn đường giúp người H’Mông nơi đây thoát đói nghèo…
Chuyên mục “Con cháu Lạc Hồng”
Tác giả: BÍCH HẠNH
Giọng đọc: HẠNH HOA