Nếu như năm 2015, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có khoảng 4,5 triệu người sinh sống, học tập, làm việc tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2022, con số này là hơn 5,3 triệu người ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có tới 4,3 triệu người định cư lâu dài, và 600.000 chuyên gia trí thức, chiếm tỷ lệ hơn 11,3%.
Tác giả: THÀNH NAM
Giọng đọc: Thu Hà
Học tập, làm việc ở nước ngoài, nhận được nhiều chế độ đãi ngộ cũng như cơ hội phát triển tại những môi trường làm việc lý tưởng, nhưng đông đảo người Việt trẻ vẫn luôn hướng về quê nhà, mong muốn đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Tác giả: HẢI ĐĂNG
Giọng đọc: Hạnh Hoa
Tiếng Việt, bao gồm cả tiếng nói và chữ viết là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Việc giữ gìn, phát huy tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam sống ở ngoài nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi đây vừa là cầu nối, vừa là phương tiện góp phần lan tỏa, truyền bá ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, cũng như thể hiện tình yêu Tổ quốc của những người con xa quê hương.
Tác giả: MINH AN
Giọng đọc: Thu Hà
Cách đây chín năm, lần đầu tiên, Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặc cách tấn phong chư tăng Thích Giác Nghĩa từ hàng giáo phẩm đại đức lên thượng tọa (là thượng tọa đầu tiên trong cả nước có tuổi đời dưới 45). Thượng tọa Thích Giác Nghĩa cũng là một trong sáu chư tăng đầu tiên ở Khánh Hòa được thực hiện Phật sự tại huyện đảo Trường Sa.
Tác giả: NGỌC ĐINH
Giọng đọc: Hạnh Hoa
Những cơn mưa như trút không làm khó người yêu thơ tìm về với làng Chùa, trong ngày hội kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập câu lạc bộ thơ. Mái đình võng mình chở năm tháng, những mảng tường vôi vàng lở lói theo thời gian, như cũng phập phồng hơi thở của thơ, mưa và cảm xúc.
Tác giả: DIỆU HẰNG
Giọng đọc: Thu Hà
Người Khmer thường bảo: trẻ con Khmer biết múa, biết hát còn trước khi biết đọc, biết viết. Người Khmer xem âm nhạc và múa là cầu nối giữa âm và dương. Với người Khmer, múa rom vong (hay còn gọi là múa lâm thôn) là dịp để thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, gắn với tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tế lễ tiêu biểu như tế thần linh, rước thần, cầu an…
Tác giả: TRÍ DŨNG - THÁI HÀ
Giọng đọc: Hạnh Hoa
Trong cộng đồng dân tộc thiểu số, mỗi cá nhân người có uy tín như những "cánh chim đầu đàn" với tinh thần trách nhiệm, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt cộng đồng, tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản, buôn làng, phum sóc đoàn kết và cùng nhau phát triển.
Tác giả: TRÀ MY-HỒNG GIANG
Giọng đọc: Thu Hà
Theo chủ trương, tiếng gọi của Đảng, 52 năm trước, hàng trăm gia đình dân tộc Hà Nhì ở Mường Tè (tỉnh Lai Châu ngày nay) đã rời quê đến định cư gần biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Thời gian lặng lẽ trôi, lớp người Hà Nhì xưa đi lập bản đã cùng cộng đồng người H’Mông, người Dao, người Thái… xây dựng bản mới ấm no, chung sức bảo vệ mốc giới vẹn toàn, bình yên.
Tác giả: LÊ LAN
Giọng đọc: Hạnh Hoa