Chị bỏ ra ba triệu bảy trăm nghìn đồng mua lọ nước hoa Chanel women xức cho thơm. Một ít thực phẩm chức năng vừa để uống, bôi lên da và dầu dưỡng tóc. Phải đi tút tát lại mái tóc, xăm cái chân mày, phun lại bờ môi. Chị nhìn mình trong gương. Làn da trắng, tóc nâu, môi đỏ... Trong thời gian tìm ra bằng chứng phạm tội của chồng, chị cần phải làm một người đàn bà đẹp. Đàn bà không thể không đẹp. Để xấu là coi thường mình, là phá sản hôn nhân. Chị lấy lọ nước hoa, bấm nhẹ nút, hương thơm bật ra. Lịch sự, trang nhã. Hương thơm của Chanel women mới lãng mạn làm sao. Con bé phụ làm tóc che miệng cười, chị phát hiện ra, lườm nó.
- Gì thế nhóc?
- Mấy bà sồn sồn hay đến tút tát ở đây, chồng toàn ngoại tình cả đấy.
Tác giả: Hoàng Hải Lâm
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam
Minh họa: Họa sĩ Lý Việt Anh
Thời lượng: 20p17g
Trong vùng rừng đơn vị của Vinh ém quân mọc rất nhiều cây hoa dành dành. Có những triền đồi chỉ nở bát ngát một mầu hoa trắng muốt, phả vào không gian mùi hương dìu dịu, một mùi hương đặc trưng không giống bất cứ một loài hoa nào.
Có lẽ mọi chuyện sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu đơn vị của Vinh ngày ấy không được cấp trên cử bổ sung về một nữ chiến sĩ cứu thương, và, người nữ cứu thương ấy ngay từ giây phút đầu tiên đã làm tâm hồn Vinh choáng váng như có tiếng sét từ trời cao đổ xuống.
Tác giả: Đào Nguyên Hải
Giọng đọc: Tiến Tú
Lời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam
Minh họa: Họa sĩ Lý Việt Anh
Thời lượng: 19p38g
Nhà ông Hai Nhứt nằm choi loi ở cuối ấp Cây Dứa, cạnh cây cầu chữ Y bắc qua ngã ba Chờ Đợi. Ông chỉ có một mình, không vợ con cho nên cái nhà của ông cũng nhỏ bé cô đơn như chính bản thân chủ nó vậy. Được cái là nền nhà rất cao ráo, tháng tám, tháng chín âm lịch nước nổi lêu bêu cũng không ngập được. Tuy nhiên thứ mà bọn trẻ thích là miếng vườn rộng phía sau nhà ông. Vườn nhà ông trồng đủ thứ cây. Mấy gốc xoài thơm, dăm cây mận da người, chục gốc nhãn da bò, còn có hai cây mít to ở đầu bờ, nơi ông giăng cái võng dù bạc mầu cũ kỹ nằm nghỉ mỗi buổi trưa. Đặc biệt, còn một khoảng đất rộng ông không trồng gì hết mà đắp cao ráo, nện chặt như nền nhà. Đây là nơi chiều chiều bọn trẻ tụ tập lại chơi nhảy dây, nhảy cò chẹp, đá bóng...
Tác giả: Quân Tấn
Giọng đọc: Xuân Khoa
Lời bình: Nhà thơ Hữu Việt
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 21p15g
Cả sườn núi cũng phải nín thở, lặng ngắt khi chiếc xe bò chở hai mẹ con người thiếu phụ lăn qua khu vực có những chiếc rãnh xẻ dọc và sâu quanh vách đá.
Dĩ nhiên kéo xe là một chú bò đực ức rộng và có bốn vó như vó ngựa. Buổi chiều chị đã cho nó ăn một bó cỏ mật để dành từ mùa đông năm ngoái (khi ấy chưa có chuyện gì xảy ra). Nó nhai chậm rãi. Nếu không hiểu tính nết nó, sẽ có thể hiểu nhầm nó kiếm cớ nấn ná để chiều tối không phải đi qua cái vùng rãnh đáng sợ trên vách núi cao. Chị đã nhẫn nại ngồi chờ nó trên bãi cỏ, ngắm mặt trời từ từ trôi về hướng hoàng hôn. Phía sau, cậu con trai mười tuổi nhai ngấu nghiến cái bánh mì kẹp ruốc, tranh thủ lúc con Rộng đang nhai cỏ.
Tác giả: Võ Thị Xuân Hà
Giọng đọc: Ánh Nguyệt
Lời bình: Nhà thơ Hữu Việt
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 23p42g
Thủy lặng lẽ quỳ xuống trước ban Tam bảo. Cô lấy chày gõ nhẹ vào chiếc chuông đồng khiến âm thanh ngân vang lảnh lót như đánh thức các pho tượng trên cao tỉnh giấc để chứng kiến lời thỉnh cầu của một con chiên. Hôm nay không phải tuần rằm, không phải ngày lễ nên ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này khá vắng lặng, tưởng như nghe được cả tiếng lá rơi. Lòng Thủy trống rỗng, không nghĩ ngợi, không lo toan, cảm giác lâng lâng y như lúc ngồi thiền tập tâm năng trong căn phòng ngủ bé như chuồng chim bồ câu, khi Quân - chồng cô đi công tác xa nhà.
Tác giả: Trần Thúy Lành
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà văn Phong Điệp
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 19p54g
Buổi sáng hôm ấy bố nó chợt nghe thấy tiếng chuông báo tin nhắn ở điện thoại di động. Anh mở ra và đọc được một dòng tin thật khó hiểu: Mẹ cũng nhớ con lắm. Ðúng thế con ạ. Chết, tức là mẹ đi rất xa. Nhưng rồi một ngày nào đó mẹ sẽ trở về với con. Nhất định là như thế con ạ. Ðọc dòng tin nhắn anh thấy thật khó hiểu. Anh kiểm tra lại số điện thoại di động của người vừa gửi tin. Giật mình! Ðó chính là số máy của người vợ xấu số của anh. Sao lại có chuyện lạ lùng đến vậy? Sau một tuần ngày vợ mất, anh đã đem trả lại cái "sim" này cho một trạm bưu chính viễn thông. Không phải anh vô tâm, vô cảm mà vì anh không đủ sức chịu đựng mỗi khi nhìn thấy bất cứ di vật nào của vợ. Anh hoang mang bấm máy xem lại tất cả phần "các tin đã gửi" trong máy điện thoại của mình, mong tìm ra một điều gì đó. Ðây rồi! Anh phát hiện thấy trong điện thoại một dòng tin gửi đi cách đây khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Dòng tin viết sai khá nhiều lỗi chính tả và không hề có một dấu chấm, dấu phẩy: Con chào mẹ con nhớ mẹ lắm bác Hùng bảo mẹ chết tức là mẹ đi rất xa nhưng sao mẹ lâu về thế.
Tác giả: Hồ Thủy Giang
Giọng đọc: Tiến Tú
Lời bình: Nhà văn Phong Điệp
Minh họa: Họa sĩ Lý Việt Anh
Thời lượng: 18p19g
Xứ đang vào mùa mưa. Đất ẩm ẩm nhão nhoét. Nước lúc nào cũng chực chờ nối nhau mà xối xuống. Có khi nước trút ào ào như giận dữ. Những khi ấy nhìn mưa mà não ruột. Đàn bà biết làm gì ngoài nhìn nhau rồi nhìn mưa. Đàn ông thì gầy bàn nhậu. Trời, nhậu huyên thuyên cả tối mà mưa không dừng. Làm ăn được gì với mưa đâu. Đám thanh niên hầu hết đã rời xứ lên thành phố. Làm công nhân, đi chạy bàn, vài đứa đi học. Gì cũng được, miễn là đi. Có đứa khi đi, chỉ là để cho oách với người đời: Tao làm trên phố. Vậy thôi. Mỗi tháng, tiền có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Lương không đủ sống lấy đâu gửi về nhà. Tiền ăn, tiền trọ, tiền trang trải đủ thứ... sống ở phố chưa bao giờ là dễ dàng như nhiều người nhìn những hào nhoáng lung linh mà nghĩ. Ruộng rẫy ở nhà dành lại cho ba mẹ, ông bà hết, nhà ai không còn sức làm thì cho thuê, có khi bỏ không. Mỗi người một lựa chọn, biết làm sao. Chỉ biết những người ở nhà thì buồn.
Nàng tỉnh lại vào một đêm muộn trăng, quờ tay tìm chồng chạm vào bốn bên phên vách xéo xộc, chật chội. Nàng hoảng hốt, bật khóc, đập cửa gọi chồng khi nhận ra mình bị nhốt trong một cái chuồng nhỏ dưới gầm sàn. Nhưng chẳng có tiếng đáp ngoài tiếng lũ gà chuồng bên nhao nhác vì bị nàng đánh thức và âm thanh rỉ rả não nề của lũ côn trùng đêm. Vài vệt trăng len qua khe vách loang loáng như ma trơi theo từng cử động hoảng hốt điên loạn của nàng. Rồi lũ gà cũng mặc tiếng khóc ấy, lặng dần chìm vào giấc ngủ.
Tác giả: Phạm Tú Anh
Giọng đọc: Ánh Nguyệt
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Lý Việt Anh
Thời lượng: 20p21g