Tôi bước vào sân, thấy mẹ đang ngồi lơ đãng trước gốc đào nở muộn. Xuân vẫn như nguyên vẹn bao quanh mẹ mà xa kia, những chùm hoa xoan tím đã bắt đầu đơm bông. Tôi bảo, hội làng mình lần này có gánh hát về mẹ ạ. Mẹ giật mình, ngước lên, rồi ngỡ ngàng hỏi lại, giọng trầm đục, run run. Có lẽ, quá khứ chợt hiện về từ xa xăm. Rồi mẹ nói với tôi mà như tự nói với chính mình: "Biết bao nhiêu năm rồi lại mới có gánh hát về làng". Lời mẹ như chất chứa bao nhiêu ngậm ngùi, tiếc nuối.
Tác giả: Chu Thị Thu Hằng
Giọng đọc: Ánh Nguyệt
Lời bình: Nhà văn Phong Điệp
Minh họa: Họa sĩ Thu Hà
Thời lượng: 18p54g
Thằng bé chỉ cao hơn bắp vế của tôi một chút, đen sạm và già dặn như ông cụ non. Nó gần như kéo lê con gà chưa đầy hai cân về lô vặt lông gà của bố dượng. Nó nói: - Cô không được mang hộ cháu. Dượng cháu bảo khách hàng là thượng đế. Ở đây cũng cạnh tranh ghê lắm cô ạ. Hồi đầu chưa phân chia chỗ lấy khách, cháu phải giành giật, chạy tới chạy lui. Nhiều bữa, mấy dì tranh hết, dượng không có hàng làm, đánh mẹ cháu dữ lắm. Mà thôi, dượng cháu bảo không được làm phiền khách, cháu cảm ơn cô đã tin dùng sản phẩm vặt lông gà của lô số ba nhà cháu.
Tác giả: Tống Phú Sa
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Thu Hà
Thời lượng: 18p34g
Ðó là khoảng thời gian gió chướng về, cây mận trước nhà lại xào xạc. Những đêm như vậy, bà nội lại khó ngủ. Bà nằm trằn trọc, có khi ngồi dậy, mở cái đèn cà na (hình trái ớt) trước hiên nhà. Bắc cái ghế nhỏ, bà nội ra đó ngồi rồi ngó bâng quơ về phía cây mận trước sân. Xa xa nữa là con sông, nơi những ngọn đèn câu cứ hiu hắt mãi. Nơi năm xưa bà chèo xuồng đưa ông qua sông vào căn cứ, nơi bác Hai xuống tàu đò ra bắc bảo vệ biên cương. Và bến sông trong lòng bà nội bao giờ cũng mang mầu sắc của sự hiu hắt và đau đáu về một niềm tin đang nằm sâu ở đâu đó, phương xa.
Tác giả: Huy Quang
Giọng đọc: Xuân Khoa
Lời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam
Minh họa: Họa sĩ Tuyết Nhung
Thời lượng: 16p31g
Tuồng xem lại bức hình trong điện thoại, loại phong lan rừng cành lá xum xuê, mầu xanh chảy như ngọc. Tới mùa, lá thu mình vào trong để cho những chuỗi hoa tím thi nhau phơn lên giữa trời xanh và nắng vàng. Không biết bây giờ cành hoa thế nào, Tuồng thắc thỏm. Hồi bố lấy nó từ rừng về nuôi 5 năm, cây phủ nguyên cái lủa to bằng bắp chân, giờ thêm mười năm, tuổi hoa gần bằng tuổi Tuồng, chắc nó sẽ to khủng khiếp. Tuồng chỉ nghĩ đến như thế, bởi sức sống của loài hoa này rất mãnh liệt, dù nắng nóng hay mưa dầm thì cành lá vẫn xanh tươi, mỗi năm cho trăm chuỗi hoa nổi tiếng cả một vùng.
Tác giả: Hoàng Hải Lâm
Giọng đọc: Tiến Tú
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Minh
Thời lượng: 20p18g
Tầm giờ này, 8 giờ tối, nàng đã ra khỏi lớp. Từ ngày biết nàng, anh đã đi thử chặng đường ấy, từ lớp học mà nàng dạy, cho đến khi nàng quẹo vào con hẻm mà anh đoán nàng ở trong đó, mất 10 phút.
Anh cũng đã từng đi bộ, trái chiều, tức là cùng chiều nàng đi xe máy, để mong có thể nàng thấy anh. Nhưng chưa một lần được như mong đợi, có thể anh đi quá sớm, hoặc quá muộn, hoặc là hôm ấy nàng không đến lớp, cũng có thể nàng có đến lớp nhưng đổi lịch trình đi đường khác mà chưa về nhà.
Tác giả: La Thị Ánh Hường
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Lê Anh Vân
Thời lượng: 17p11g
Sao Hiền chẳng nghe mình nói gì cả. Anh hùng là để cho thiên hạ, danh tướng là để cho ba quân, còn hắn cho vợ hắn những gì? Hiền không biết đâu, vợ hắn khổ lắm, mỗi khi mưa to nhà hắn lại dột, mỗi khi con ốm vợ hắn lại phải bế về bà ngoại. Những đêm đông giá rét vợ hắn sợ hết hồn mỗi khi nghe tiếng gió lùa cửa. Vợ hắn thiếu chồng triền miên, mà vợ hắn thì còn trẻ lắm, lại xinh đẹp nữa, lại tràn trề sức sống thanh xuân, lại...
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà thơ Hữu Việt
Minh họa: Họa sĩ Đức Bảo
Thời lượng: 19p12g
Nói xong chị quay lưng đi, bờ vai tròn và thanh mảnh thấm đẫm nắng chiều, trông chị cô độc và mềm mại như một bông hoa muống. Phong cắn môi cắm cúi xạc, những bụi cỏ lật tung lên dưới bàn tay mạnh mẽ của anh. Anh cố giữ lại những bụi rau muống xen lẫn trong đám cỏ. Những dây muống mọc dài trên bờ sông quê nuôi anh khôn lớn, anh có cảm tình với loại rau dân dã này. Mẹ càng ngày càng già cỗi, gân guốc như dây muống dại...
Tác giả: Nguyễn Một
Giọng đọc: Xuân Khoa
Lời bình: Nhà thơ Hữu Việt
Minh họa: Họa sĩ Đặng Tiến
Thời lượng: 25p27g
Chả có biểu hiện gì là nhà người đẻ. Bà mẹ chồng đứng nói chuyện ngoài ngõ với hàng xóm. Bố chồng nằm ngủ quay lơ trên phản, ruồi bu đen cả mắt và mồm. Chồng Lý từ đâu chạy về, trẻ măng, da trắng, mặt xinh lóng ngóng đưa Triệu vào trong gian buồng Lý đang nằm rồi lại chạy vù đi. Chẳng nước nôi mời mọc. Lý trong bộ dạng gái đẻ ôm con ngồi thù lù trên giường. Vừa dẹp đống chăn chiếu đùn lên như ổ lợn cho Triệu ngồi Lý vừa cố nhét cái đầu vú đen xì vào miệng con. Con bé vất vả lắm mới chộp được rồi lại nhè ra, hét toáng, tay chân khua loạn xạ. Lý nổi cáu, quăng con ra giữa giường: Oắt con, bà thì mặc xác. Mẹ mày cũng đang đói đây. Lý nhìn hướng ra ngoài chì chiết: Có đôi gà giò mẹ tao mang lên bồi dưỡng nó cũng xách đem đi đổi rượu. Hai ngày nay cả nhà chỉ còn vài ống gạo, bốn mồm ăn to như mồm gàu, làm gì có sữa cho con bú.
Tác giả: Kiều Bích Hương
Giọng đọc: Ánh Nguyệt
Lời bình: Nhà văn Phong Điệp
Minh họa: Họa sĩ Lý Việt Anh
Thời lượng: 26p17g