Cảm giác mỗi lần đứng trên tàu, ngóng bờ lùi dần và mất hút, trước mặt chỉ thấy mênh mông mặt biển mây trời, tự nhiên thấy mình nhỏ bé mà vĩ đại, đơn độc nhưng tự do. Chú nói, đàn ông làm nghề đi biển, tâm tư ít thôi. Chỉ cần ăn ngủ mạnh giỏi và cứng rắn trước gió trời, càng nghĩ ít càng nhẹ thuyền. Không lẽ tâm tư mình nặng đến nỗi con thuyền cũng chao đảo. Nhiều nỗi niềm vô hình nhưng sức nặng làm mệt mình lắm con ạ. Chú rít thuốc, vỗ vai Lâm dịu dàng. Lâm tính hỏi nhiều thêm nhưng đắn đo nên thôi. Mênh mông giữa biển lộng này, coi rộng thênh thang đó nhưng nhiều khi không biết nép giấu nỗi buồn vụng về ở đâu cho phải.
Tác giả: Diệu Ái
Giọng đọc: Xuân Khoa
Lời bình: Nhà văn Phong Điệp
Minh họa: Họa sĩ Tuyết Nhung
Thời lượng: 18p28g
Giữa biển trời vùng Ðông Bắc mênh mông, người con gái vạn chài một mình trước biển. Nàng bị cột chặt vào một trụ đá trước cửa hang hoang sơ có từ khi trời đất mới khai sinh. Thân thể nàng một phần chìm trong nước biển, đôi mắt nàng dõi nhìn phía trời xa. Người con gái cất tiếng hát. Tiếng hát thiết tha, sầu muộn vang vọng vào từng vách đá, tan dần theo mỗi cơn sóng miệt mài, tiếng hát làm chậm những cánh chim biển, những con cá dữ bơi hiền hòa.
Tác giả: Uông Triều
Giọng đọc: Tiến Tú
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Đức Bảo
Thời lượng: 23p07g
Bà ngụ cư ở trời tây. Cứ độ cuối thu, trời mới rạng đông, đang ngái ngủ khê nồng đã thấy những con ngỗng trời vỗ cánh, đạp nước, kêu váng mặt đầm. Y như rằng mùa chim di trú đến. Chúng dừng chân ở ngã ba sông và đầm trong công viên một thời gian ngắn, kiếm ăn nghỉ lấy sức rồi lại tiếp tục cuộc hành trình về nơi nào đó xa lắc ở phương nam. Các loại chim như chấm đen, chấm xám, và cả chấm trắng ngà nữa lúc to lúc nhỏ xíu bay lên, đáp xuống mặt nước bũm... bũm. Chúng đến ồn ào bao nhiêu thì lúc ra đi lại lặng lẽ bấy nhiêu, đến lúc thấy ngã ba sông và mặt đầm hiu quạnh, mới biết đàn ngỗng trời bay đi rồi...
Tác giả: Sương Nguyệt Minh
Giọng đọc: Ánh Nguyệt
Lời bình: Nhà thơ Hữu Việt
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 29p24g
Mùa này điên điển chớm nở, rộ vàng bến sông. Vừa ở trường về là con Híp vội vàng quăng cặp sách xuống giường rồi lủi mất hút. Tại nó biết ngoại thích ăn điên điển nấu cá, má nó cũng vậy, nên khi nghe ngoại nói má sắp về, nó phải tranh thủ kiếm được thật nhiều điên điển, đủ để cho má ăn chật họng, nếu còn dư dả sẽ bỏ vô bịch để má mang về phố, cho dượng và mấy đứa em trên đó. Vì nghe đâu trên ấy, điên điển đầu mùa đã hiếm, lại còn bị các chủ nhà hàng săn đón ráo riết, nên chắc gì dượng và tụi nhỏ được ăn.
Tác giả: Song Ninh
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 19p16g
Anh buồn rầu thoáng nghĩ sao quãng thời gian dài tới gần một phần ba thế kỷ mà chỉ như một cái chớp mắt. Ngày mai, anh lại được gặp Châu. Vẫn là con đường từ huyện đến trường Bằng La đã quá quen thuộc với anh. Không hiểu lần trở lại này anh có còn được thấy Châu trong đôi mắt đỏ hoe bồn chồn đón đợi dưới gốc cây gạo già đầu bản như ngày nào mỗi lần anh đi họp huyện về. Phải rồi! Ngày ấy xa anh một ngày, Châu đã đứng ngồi không yên. Tuy hiểu rõ tình cảm của Châu nhưng anh luôn chỉ coi cô như người em gái...
Tác giả: Hàn Thủy Giang
Giọng đọc: Tiến Tú
Lời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 23p08g
Ở bản La khi làm nhà sàn người ta luôn chọn một cây gỗ thật to, đục đẽo cho thật đẹp, đến ngày dựng nhà thì chôn phần chân ngập xuống đất để làm cột trụ...
Mẹ mất ngay trong cái ngày đẻ con Lén.
Phá thì quanh năm đau ốm chẳng làm được việc gì nặng. Lún mới lên mười nhưng phải chuyển vào buồng giữa, chỗ có cây cột lớn giữa ngôi nhà mà phá mẹ cất khi mới lấy nhau.
Phá bảo "Từ giờ mày là cột cái trong nhà, phải ở buồng đó. Cột cái nghiêng thì nhà đổ. Cột cái vững thì nhà yên".
Cái tát như hất cô giúp việc nảy lên, cả người cô rúm lại, xõa xượi theo đám tóc bết hai thái dương của cô. Cả quán ăn ngừng lại đôi chút rồi lại như quen thuộc với cách đối đãi người làm và tiếng chửi xoe xóe như tát nước của bà chủ quán phở, nên lại tiếp tục cúi đầu húp xoàm xoạp vào tô phở của mình, đầy dửng dưng vô cảm với bài ca váng lên trong buổi sáng đầu tuần này. Nhưng, lạ chưa, gã không thể dửng dưng như mọi người. Gã tiến lại, túm tay bà chủ khi định tiếp tục giáng thêm vài cái tát vào cô giúp việc đang bẹp dúm trong xó cửa mép quán. Gã xô dúi bà chủ sang bên, tiếng trầm trầm đều đều, không mang rõ âm sắc, giấu đi sự run rẩy của gã.
Tác giả: Lê Thị Kim Sơn
Giọng đọc: Xuân Khoa
Lời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam
Minh họa: Họa sĩ Lý Việt Anh
Thời lượng: 27p18g
Chẳng hiểu ông Ba chuyển đến vùng này từ bao giờ, Út Mai chỉ biết từ lúc mình nhìn thấy mặt trời thì tiếng đờn buồn buồn của ông Ba đã ghim chặt vào lòng Út Mai như bữa cơm hằng ngày. Ông vẫn hay ôm đờn ca mấy bài ca tài tử, mà mới chỉ nghe qua đã biết ngay ông là người có nhiều tâm sự. Ông Ba hát hay, nhưng buồn, lúc nào cũng trầm bổng mà da diết, mỗi khi ông đờn lại thấy thắt ruột, thắt gan.
Tác giả: Phùng Hà
Giọng đọc: Vân An
Lời bình: Nhà văn Võ Thị Xuân Hà
Minh họa: Họa sĩ Minh Minh
Thời lượng: 20p02g